Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

VẬN DỤNG THANG NHẬN THỨC BLOOM

 Để đo lường thái độ, kỹ năng, nhận thức của người học
 Các tầng lớp học tập
Ngoài những lý thuyết và nghiên cứu về giáo dục, có lẽ Bloom được hậu thế ghi nhớ nhiều nhất là nhờ ở công trình nghiên cứu và thiết lập Bảng phân loại các tầng lớp nhận thức (Bảng Phân loại) do Bloom đề xướng năm 1956. Theo ông, trình độ nhận thức của con người trải qua các tầng lớp sau, từ thấp đến cao:
 6
 Đánh giá/phán đoán
 5
 Tổng hợp
 4
 Phân tích
 3
 Áp dụng
 2
 Hiểu thấu đáo
 1
 Kiến thức/Nhớ
Ở tầng thấp nhất là kiến thức, nghĩa là học sinh biết được kiến thức qua sự truyền đạt của thầy. Làm thế nào để thầy cô xác định được là học sinh biết? Cách đơn giản nhất là thử xem học sinh có nhớ hay không, hay các hoạt động liên quan đến ký ức như: mô tả, kể lại, đọc thuộc lòng, v.v...
Sau khi đã biết, trình độ nhận thức phải được nâng cao lên đến tầng thứ hai. Đó là hiểu thấu đáo, vì rất nhiều khi học sinh học thuộc lòng và nhớ rất giỏi, nhưng vẫn không thực sự hiểu. Làm thế nào để xác định được là học sinh hiểu? Bloom đề nghị kiểm tra sự hiểu thấu đáo của học sinh qua các hoạt động sau: tóm tắt nội dung, giải thích, trình bày lại bằng những từ khác, thuyết trình, thảo luận, nhận biết các yếu tố, v.v...
Ở tầng thứ ba là áp dụng. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận thức ở tầng thứ ba gồm có: ứng dụng (công thức hay bài học vào hoàn cảnh khác), chứng minh, giải quyết vấn đề, minh họa, tính toán, sử dụng, thí nghiệm, v.v.
Ba trình độ này được xếp vào hạng trình độ nhận thức và tư duy thấp, thuộc loại cơ bản.
Tầng thứ tư là phân tích. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận thức ở tầng này gồm có: phân loại, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, khảo sát, phân biệt, v.v.
Lên đến tầng thứ năm là tổng hợp. Các từ khóa chính để kiểm tra trình độ nhận thức ở tầng này gồm có: kết hợp các phần tử có quan hệ thành một tổng thể, soạn thảo một chương trình (âm nhạc, văn học, thi ca, điện toán, v.v.), thiết kế, lập giả thuyết, hệ thống hóa, v.v.
Và tầng thứ sáu là đánh giá. Ở tầng này người học phải có khả năng đưa ra những nhận xét, đánh giá, phê bình (tình huống, tác phẩm, v.v.), đưa ra những đề nghị, tiên đoán, chứng minh, và lập luận dựa trên những dữ kiện cụ thể đã được phân tích và tổng hợp ở hai tầng dưới. Đạt tới trình độ này, người học coi như đã có đủ "hỏa hầu" trong tiến trình nhận thức và học-tập.

Trình độ từ tầng thứ tư đến thứ sáu thường được gọi là trình độ tư duy cao (higher level of thinking) và cũng là mục tiêu của cải cách giáo dục ngay tại Hoa Kỳ trong những năm gần đây. 
6  Sáng tạo
 5  Đánh giá
 4  Phân tích
 3  Áp dụng
 2  Hiểu
 1  Nhớ

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

SINH LÝ - LIÊN QUAN BỆNH LÝ GÌ? GIẢI THÍCH RA SAO?

Catecholamin: adrenalin, noradrenalin, dopamin (tiền chất của Nor)
                                                                             tiền thân sinh lý của Adre
Thành phần chính của rượu là ethanol sẽ làm tăng nồng độ catecholamin trong cơ thể
(Ly: Lý do uống nhiều rượu --> nguy cơ/nguyên nhân làm tăng HA)
---------------------------------------------------------------------------
@@ Công thức tính khối lượng dịch truyền:
   
Số ml/h = số giọt/phút x 3
 
                                                      Tổng số dịch truyền
Giờ dự trù kết thúc =         ---------------------------------------
                                                      Số giọt theo y lệnh x 3
C: 100 giọt; CXL: 140 giọt
L: 50 giọt; LX: 60 giọt; XL: 40 giọt
X: 10 giọt; XX: 20 giọt
V: 5 giọt
1 ml 20 giọt

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

TẠI SAO? - TRÌNH BÀY

Xơ gan k để cho táo bón lâu, đ.trị xơ gan các nhà điều trị đều kèm thuốc nhuận tràng, vì phân ứ động lâu trong lòng ruột sẽ là 1 độc tố (sản sinh nhiều NH3) ==> Hôn mê gan, vì trong tình trạng gan đã xơ hóa như thế thì không thể nào có khả năng thải trừ tốt, vì thế mà k thể nào để cho BN xơ gan táo bón > 2  ngày.

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

DA LIỄU

@@ Dấu Nikolsky: dùng ngón tay cái của thầy thuốc đặt ở vùng da lành sát bóng nước, ta kéo da xuống mà hình dạng bóng nước thay đổi ==> Dấu Nikolsky (+) (bóng nước trợt ra chỗ kéo hoặc vở ra).
@@ Xác định hồng ban tẩm nhuận hay không tẩm nhuận:
- Dùng ngón tay trỏ ấn vào vùng hồng ban, hồng ban trắng ra rồi hồng trở lại ==> hồng ban không tẩm nhuận
- Nếu ấn vào buông ra mà thấy vùng da đó không thay đổi gì ==> Hồng ban tẩm nhuận.
@@ Công thức tính khối lượng dịch truyền:
   
Số ml/h = số giọt/phút x 3
 
                                                      Tổng số dịch truyền
Giờ dự trù kết thúc = ----------------------------------------------
                                                      Số giọt theo y lệnh x 3
C: 100 giọt; CXL: 140 giọt
L: 50 giọt; LX: 60 giọt; XL: 40 giọt
X: 10 giọt; XX: 20 giọt
V: 5 giọt
1 ml 20 giọt